Máy nén khí piston 2 cấp là một giải pháp nén khí hiệu quả và tiết kiệm năng lượng cho các ứng dụng yêu cầu áp suất khí nén cao, đáp ứng các yêu cầu công việc mà các loại máy nén piston 1 cấp không làm được.
Vậy, máy nén khí piston 2 cấp là gì? Nguyên lý hoạt động và cấu tạo máy nén khí piston 2 cấp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về dòng máy này!
Máy nén khí piston 2 cấp là gì
Máy nén khí piston 2 cấp (two-stage piston air compressor) có thể hiểu đơn giản là loại máy có hai giai đoạn nén sơ cấp và thứ cấp, để khí nén có thể đạt được áp suất cao hơn loại nén 1 cấp. Ở giai đoạn đầu, không khí được nén từ áp suất khí quyển lên áp suất trung gian, sau đó khí này tiếp tục được nén thêm một lần nữa lên áp suất cao hơn trong giai đoạn thứ hai.
Máy nén khí piston 2 cấp có đa dạng công suất từ 4hp đến 20hp, áp suất tối đa 1.25 mpa với các dung tích từ 120 lít đến 500 lít.
Ưu điểm của máy nén piston 2 cấp là có thể đạt được áp suất cao hơn so với máy nén một cấp, phù hợp với các ứng dụng yêu cầu áp suất cao.
Những model máy nén khí 2 cấp được ưa chuộng
Máy nén khí dây đai
Máy nén khí dây đai
Máy nén khí Pegasus 330L 7.5Hp TM-W-0.67/12.5-330L (380V)
Máy nén khí dây đai
Máy nén khí dây đai
Máy nén khí
Cấu tạo máy nén khí piston 2 cấp
Máy nén khí piston 2 cấp thường có 2 hoặc 3 xylanh, chúng có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
Cụm piston và xi lanh:
- Xi lanh cấp 1: Có kích thước lớn hơn, nơi không khí được hút vào và nén lên áp suất trung gian.
- Xi lanh cấp 2: Có kích thước nhỏ hơn, nhận khí nén từ xi lanh cấp 1 và nén tiếp lên áp suất làm việc cuối cùng.
- Piston: Chuyển động lên xuống trong xi lanh để nén khí.
- Thanh truyền: Kết nối piston với trục khuỷu, truyền chuyển động từ trục khuỷu đến piston.
- Trục khuỷu: Chuyển đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động lên xuống của piston.
Hệ thống van:
- Van hút: Điều khiển lượng khí được hút vào xi lanh.
- Van xả: Điều khiển việc xả khí nén ra khỏi xi lanh.
- Van an toàn: Đảm bảo an toàn cho hệ thống bằng cách xả khí khi áp suất vượt quá giới hạn cho phép.
Hệ thống bôi trơn:
Cung cấp dầu bôi trơn cho các bộ phận chuyển động của máy nén, giảm ma sát và mài mòn, đảm bảo hoạt động trơn tru và kéo dài tuổi thọ của máy.
Động cơ:
- Cung cấp năng lượng để vận hành máy nén.
- Có thể là động cơ điện hoặc động cơ chạy xăng, chạy dầu Diesel.
Bình chứa khí nén:
Bình chứa khí nén giúp lưu trữ khí nén sau khi được nén qua hai cấp, duy trì áp suất ổn định và cung cấp khí nén liên tục cho hệ thống.
Các bộ phận khác:
Các bộ phận khác như dây đai, bánh đà, bộ phận rơ le, đồng hồ đo áp suất, khung bảo vệ .v.v.
Lưu ý: Đây chỉ là cấu tạo cơ bản của máy nén khí piston 2 cấp. Tùy thuộc vào nhà sản xuất và model cụ thể, máy nén có thể có thêm các bộ phận và tính năng khác.
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí piston 2 cấp
Giai đoạn 1: Nén sơ cấp
- Hút: Piston cấp 1 di chuyển xuống, van hút cấp 1 mở ra, và không khí từ môi trường bên ngoài được hút vào xylanh cấp 1.
- Nén: Piston cấp 1 di chuyển lên, van hút cấp 1 đóng lại, và không khí bị nén lại. Áp suất trong xylanh tăng lên, và không khí được đẩy qua van xả cấp 1 vào bộ làm mát trung gian.
Làm mát trung gian
- Không khí nén đi qua bộ làm mát trung gian để giảm nhiệt độ trước khi vào xylanh cấp 2.
Giai đoạn 2: Nén thứ cấp
- Hút: Piston cấp 2 di chuyển xuống, van hút cấp 2 mở ra, và không khí từ bộ làm mát trung gian được hút vào xylanh cấp 2.
- Nén: Piston cấp 2 di chuyển lên, van hút cấp 2 đóng lại, và không khí bị nén lại thêm một lần nữa. Áp suất trong xylanh cấp 2 tăng lên, và không khí nén được đẩy qua van xả cấp 2 ra ngoài và vào bình chứa khí nén.
- Flywheel rotates the crankshaft, transmitting reciprocating motion to the piston (Bánh đà làm quay trục khuỷu, truyền chuyển động tịnh tiến đến piston )
- Downward motion of larger low-pressure piston forces valve open to draw in air. (Chuyển động đi xuống của piston áp suất thấp lớn hơn (Xylanh cấp 1) buộc van mở để hút không khí vào)
- Upward motion of low-pressure piston squeezes air creating the first-stage of compression (Chuyển động đi lên của piston áp suất thấp ép không khí tạo ra giai đoạn nén đầu tiên)
- Compressed air passes throught air-cooled intercooler tube (Khí nén đi qua được làm mát bằng ống làm mát trung gian)
- Smaller high-pressure piston moves downward to draw in compressed air (Piston áp suất cao nhỏ hơn (Xylanh cấp 2) di chuyển xuống dưới để hút khí nén vào)
- Upward motion further compresses air and forces outlet valve open, discharging from second-stage cylinder (Chuyển động đi lên tiếp tục nén không khí và buộc van xả mở ra, xả khí từ xi lanh giai đoạn 2)
So sánh máy nén khí 1 cấp và 2 cấp
Máy nén khí piston 1 cấp và 2 cấp đều là những lựa chọn phổ biến trong công nghiệp, nhưng chúng có những điểm khác biệt quan trọng về cấu tạo, hiệu suất và ứng dụng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:
Đặc điểm | Máy nén khí piston 1 cấp | Máy nén khí piston 2 cấp |
---|---|---|
Cấu tạo | Đơn giản hơn | Phức tạp hơn |
Nguyên lý hoạt động | Không khí được nén một lần trong xi lanh duy nhất. | Không khí được nén qua 2 giai đoạn |
Thời gian nén đến áp suất tối đa | Nhanh hơn do chỉ có 1 lần nén | Chậm hơn do qua 2 lần nén |
Áp suất làm việc | Thường giới hạn ở mức 0.5 mpa – 0.8 mpa | Có thể đạt áp suất cao hơn, thường từ 0.8 mpa – 1.25 mpa trở lên. |
Tiêu thụ năng lượng | Thấp hơn | Cao hơn |
Chi phí | Thấp hơn. | Cao hơn do cấu tạo phức tạp hơn. |
Ứng dụng | Phù hợp với các ứng dụng yêu cầu áp suất khí nén thấp và trung bình, như trong các hộ gia đình, xưởng nhỏ, cửa hàng sửa chữa,… | Phù hợp với các ứng dụng yêu cầu áp suất khí nén cao |
Kết luận:
- Nếu bạn cần một máy nén khí nhỏ gọn, giá rẻ và chỉ cần áp suất khí nén thấp đến trung bình, máy nén 1 cấp là lựa chọn phù hợp.
- Nếu bạn cần một máy nén khí có hiệu suất cao, áp suất làm việc cao thì máy nén 2 cấp là lựa chọn tốt hơn.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng phụ thuộc vào nhu cầu sử khí nén và yêu cầu công việc cụ thể của bạn. Hãy cân nhắc kỹ các yếu tố như công suất, lưu lượng khí và áp suất làm việc để lựa chọn được loại máy nén khí phù hợp nhất.
Xem thêm bài viết liên quan: